Khi search cụm từ “bạo lực học đường”, chúng ta sẽ tìm được hơn 20 triệu kết quả trong 0.42 giây. Bạo lực học đường cũng trở thành một chủ đề “nóng mãi” trong suốt nhiều năm liền trong khi nguyên nhân của những cuộc “thư hùng tuổi học đường” đôi khi rất nhỏ xíu.

Bạo lực học đường không chỉ để lại nguy cơ về sức khoẻ của những người trong cuộc mà còn làm giảm sút hiệu quả học tập & làm việc, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. Đó là một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến tâm lý ám ảnh lo âu, sợ hãi ám thị.

Làm gì để học sinh trong độ tuổi “chanh cốm” phòng ngừa hoặc không trở thành nạn nhân hay tội đồ của những cuộc chiến? Các em cần nhận diện và biết cách trang bị cho mình những kỹ năng nào để tự bảo vệ trước những mối đe doạ không an toàn? Những câu hỏi này cần sự tham gia từ gia đình, nhà trường và các em học sinh.

Tại trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn (SITC), bên cạnh việc đảm bảo chất lượng đào tạo với chương trình văn hoá, nghiệp vụ ngành nghề,....nhà trường chú trọng trong trang bị kỹ năng mềm và chương trình tiếng Anh chuẩn Quốc tế cho học sinh. Ngay từ học kỳ đầu tiên, các bạn được học môn Kỹ năng học tập, một môn học bổ trợ cho học sinh các kỹ năng cần thiết trong việc xử lý các tình huống hằng ngày, tự bảo vệ và sẵn sàng bước vào giai đoạn mới. Trong đó, phòng tránh bạo lực là một chủ đề quan trọng của môn Kỹ năng học tập. ​​​​​​​

Tại trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn (SITC), bên cạnh việc đảm bảo chất lượng đào tạo với chương trình văn hoá, nghiệp vụ ngành nghề,....nhà trường chú trọng trong trang bị kỹ năng mềm và chương trình tiếng Anh chuẩn Quốc tế cho học sinh. Ngay từ học kỳ đầu tiên, các bạn được học môn Kỹ năng học tập, một môn học bổ trợ cho học sinh các kỹ năng cần thiết trong việc xử lý các tình huống hằng ngày, tự bảo vệ và sẵn sàng bước vào giai đoạn mới. Trong đó, phòng tránh bạo lực là một chủ đề quan trọng của môn Kỹ năng học tập. ​​​​​​​

6 kỹ năng giúp trẻ phòng tránh bạo lực học đường:

​​​​​​​

  1. Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực học đường

Cũng như các tệ nạn xã hội khác, bạo lực học đường có những dấu hiệu đặc trưng tiềm ẩn hoặc biểu hiện qua các ứng xử hằng ngày giữa học sinh với nhau. Đó là những cử chỉ tiền bạo lực không bình thường như nhìn đểu, trêu đùa quá khích, bị cho ra rìa, tẩy chay, ruồng bỏ, cô lập, luôn bị gây sự, bị ức hiếp, hăm dọa, mang hung khí trong người… Nếu học sinh được trang bị cách thức nhận biết các dấu hiệu nguy cơ bạo lực học đường, từ đó các em sẽ biết cách né tránh khỏi bế tắc trong cách hành xử. 

 

  1. Kỹ năng bày tỏ chính kiến để phê phán và tiếp nhận phòng chống bạo lực học đường

Phải hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Học sinh sẽ biết phân định đâu là đúng - sai, tốt - xấu. Nhờ đó, các em sẽ biết lựa chọn học hỏi hành vi tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội, tránh được hành vi xấu không được xã hội chấp nhận. Trong các vụ bạo lực học đường, học sinh có thể là nạn nhân và cũng có thể là thủ lĩnh, gấu nhí, nhưng cả hai đều gánh chịu tổn thương về sự phát triển tâm sinh lý, nhân cách. Khi nhận định, phân tích, học sinh cũng biết được gây ra bạo lực học đường là hành vi xấu, không được xã hội chấp nhận, thậm chí vi phạm pháp luật bị xử lý và phải cải tạo trong trường giáo dưỡng, từ đó mà lựa chọn cách ứng xử phù hợp.

​​​​​​​

 

  1. Kỹ năng hòa nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn nhằm phòng chống bạo lực học đường

Việc tham gia vào các nhóm bạn khác nhau như nhóm bạn học tập, nhóm bạn học tiếng Anh, nhóm bạn chơi thân sẽ giúp trẻ duy trì và phát triển sự thân thiện các mối quan hệ bạn bè, giúp các em kết nối một cách tích cực với những người xung quanh. Kỹ năng này cũng hướng trẻ biết chọn bạn mà chơi, cùng bạn tìm cách tránh những trận ẩu đả và nhờ bạn thông tin đến người khác nếu có dấu hiệu của việc gây sự, xung đột. Các em sẽ tránh được những người bạn “trái tính, trái nết” có nguy cơ tiềm ẩn bạo lực học đường.

 

  1. Kỹ năng làm chủ và ứng phó với hệ lụy do bạo lực học đường

Học sinh các cấp trung học cơ sở và đầu trung học phổ thông thì hoạt động chủ đạo là thiết lập các mối quan hệ bạn bè. Các em rất coi trọng tình cảm trong tình bạn. Một chút bất hòa cũng dễ làm cho các em  “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí rơi vào trạng thái stress. Ở độ tuổi này, các em dễ có suy nghĩ bất mãn là bị bạn bè sỉ nhục thì không còn gì thể diện và dễ xuất hiện ý định tiêu cực. Vì thế, người lớn phải gần gũi, quan tâm, chia sẻ động viên trẻ biết vượt qua, bản lĩnh hơn để sống vui vẻ và học tập. Kỹ năng này giúp học sinh cân bằng tâm lý, tránh được trạng thái nổi loạn, ẩu đả gây bạo lực, tránh được sự trầm cảm - nguy cơ cao nhất dẫn đến tự tử.

​​​​​​​

 

  1. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi bị bạo hành

Thông thường, học sinh ở giai đoạn này chưa ổn định về mặt tâm sinh lý, các em dễ bị xáo trộn, dễ bị kích động dẫn đến “làm càn”. Nếu các em không kiềm chế hoặc giải toả được năng lượng tiêu cực sẽ dễ rơi vào trầm cảm quá mức, dẫn tới hành vi tiêu cực tự tổn thương, tự sát… Học sinh nếu bị rơi vào thế bị bạo lực (bị ức hiếp, tẩy chay, bị đánh đập) sẽ bế tắc, không kiểm soát được mình, dẫn tới hậu quả xấu. Do đó, trẻ cần kiểm soát cảm xúc bằng cách như hít thở sâu, đếm từ 1-10, nghĩ đến một câu chuyện hài, tìm mọi cách để hạ hỏa. Người lớn cùng thảo luận về các tình huống giả định, khuyến khích trẻ tự nghĩ ra cách xử lý tình huống, nếu chưa hợp lý thì người lớn điều chỉnh, uốn nắn phù hợp. Thầy cô, phụ huynh cần khuyến khích các con thể hiện bằng lời nói và hành động hoặc đóng vai theo chủ đề các cảnh bạo lực, hướng dẫn thực hành, trình diễn.

 

  1. Kỹ năng xử lý tình trạng khẩn cấp, bất thường khi xảy ra bạo lực học đường

Các em cần biết cách cầu cứu (cha me, thầy cô, bạn bè, lực lượng công an) khi đối mặt với nguy cơ bạo lực học đường, đừng bao giờ để mình rơi vào thế bí, trở thành nạn nhân của những cuộc hành hung. Các em cũng đừng nghĩ rằng chúng sẽ đánh mình cảnh cáo chứ không dám quá tay. Nếu cần thiết hãy nhẫn nhịn, lùi bước để tránh bạo lực nhưng không phải cam chịu “liều mình” chịu trận. Các bạn cần tìm những người đáng tin cậy gần nhất để chia sẻ những dấu hiệu tiền bạo lực. Trẻ có thể gặp giáo viên chủ nhiệm, người phụ trách Đoàn thanh niên, chuyên viên tâm lý học đường… hoặc bất kỳ ai là người lớn hơn có khả năng cứu giúp mình và trình bày ngắn gọn, rõ ràng vấn đề mình đang gặp phải.

Bổ trợ các kỹ năng dành cho học sinh là thật sự cần thiết trong quá trình phát triển và hoàn thiện tính cách cá nhân vì nó sẽ tạo ra thói quen tốt. 6 kỹ năng trên giúp các bạn học sinh hiểu rõ về bạo lực học đường cùng cách ngăn ngừa từ đó mang lại sự vui vẻ, hạnh phúc trong học tập và đời sống.


Bài viết khác
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chương trình tuyển sinh 2024

Lựa chọn mới, tương lai mới
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
  • TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG
  • SẴN SÀNG CHINH PHỤC CƠ HỘI MỚI
hocsinh

Để có thông tin nhanh nhất!

Đừng bỏ lỡ những sự kiện hoạt động và chương trình học tập của trường
Asset 5