Kết thúc bậc học THCS, học sinh lựa chọn con đường nào: tiếp tục học văn hóa hay học nghề? Đây là vấn đề có tính bước ngoặt cho tương lai nên cần tư vấn, cân nhắc dựa vào năng lực học tập, điều kiện của mỗi học sinh.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2022 - 2023 đã và đang diễn ra ở các tỉnh, thành. Việc tuyển sinh lớp 10 phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chỉ tiêu, điểm chuẩn riêng của từng trường, từng địa phương. Ở nhiều địa phương, có trường chỉ cần 0,58 điểm/môn là đỗ nhưng ngược lại cũng có trường điểm chuẩn rất cao, từ 48 điểm trở lên như nhiều trường THPT tại Hà Nội. Chẳng hạn Trường THPT Chu Văn An năm học 2021 - 2022 điểm chuẩn là 53,30; Trường THPT Kim Liên 50,25; THPT Yên Hòa: 50 điểm; THPT Phan Đình Phùng: 49,1 điểm; THPT Việt Đức: 48,25 điểm…

Vậy số học sinh (HS) “thi hỏng và hỏng thi” trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập sẽ lựa chọn con đường nào sau tốt nghiệp THCS?

Nhiều lựa chọn tùy thuộc vào năng lực và điều kiện

Với tâm lý “trọng bằng cấp văn hóa hơn bằng nghề, thích làm thầy hơn làm thợ” nên đa số phụ huynh, HS tìm mọi cách chạy đua ôn tập, luyện thi, học kèm… để vào được lớp 10 công lập, nhất là những trường có thương hiệu, trường chuẩn, chất lượng cao. Tuy nhiên, theo kế hoạch phân luồng HS sau THCS, đến năm 2020 có ít nhất 30% HS sau khi hoàn thành cấp THCS đi học nghề; phấn đấu đến năm 2025 ít nhất 40% HS sau bậc THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.

Nhiều năm dạy cấp THCS, tôi cho rằng HS không có năng lực học tập văn hóa, sau khi tốt nghiệp THCS nên chọn cho mình một nghề để học mới mong lập thân, lập nghiệp sau này.

Nói cách khác, không thể bắt tất cả HS tốt nghiệp THCS đều phải học THPT, mà tùy vào năng lực, điều kiện bản thân, gia đình các em, sở thích, chỉ tiêu tuyển sinh... HS có thể lựa chọn con đường học phù hợp với năng lực, sở thích của mình, điều kiện học tập, định hướng tương lai của mình chứ không nhất thiết phải vào lớp 10 công lập khi không đủ lực. Các em sau khi tốt nghiệp THCS có thể học tiếp ở THPT tư thục, trung tâm GDTX, trường trung cấp hay cao đẳng nghề, nếu như có ý chí và quyết tâm học hành thì có nhiều con đường để lựa chọn “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”.

Giải pháp để học sinh học nghề

Thực tế hiện nay các trường nghề rất khó khăn khi tuyển sinh, nhất là đối tượng HS tốt nghiệp THCS. Thường cuối năm học, các trường nghề về trường THCS để tư vấn nghề cho HS lớp 9, tuy nhiên sự liên kết giữa trường nghề với trường THCS chưa được bền vững, chỉ mang tính tuyên truyền, giới thiệu nghề là chính mà chưa có những giải pháp cụ thể, lộ trình thích hợp, chiến lược lâu dài.

Để thu hút HS vào học nghề, ngoài việc miễn học phí hiện nay với hệ trung cấp thì cũng nên miễn học phí ở hệ cao đẳng; tạo sự liên thông trong đào tạo nghề; tạo sự kết nối với các doanh nghiệp để đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, khi học nghề xong các em có việc làm ngay tại doanh nghiệp. Đồng thời các trường nghề, đặc biệt các trường ở địa phương, cần có nhiều nghề mới để các em lựa chọn.

Mục đích của những giải pháp này là để HS, phụ huynh có cái nhìn thực tế hơn về nghề nghiệp; giữa học văn hóa và học nghề, HS không ngần ngại đăng ký học nghề thay vì thi vào lớp 10 bằng mọi giá.

Hơn 22.000 thí sinh không vào lớp 10 công lập tại TP.HCM sẽ đi đâu?

Khoảng 94.000 thí sinh dự thi vào lớp 10 tại TP.HCM trong khi chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập là 72.800 học sinh. Tính ra sau kỳ thi lớp 10, có gần 22.000 thí sinh không trúng tuyển.

Những thí sinh này sẽ tiếp tục quá trình học tập của mình sau bậc THCS như thế nào? Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay TP.HCM luôn đảm bảo đủ chỗ học cho toàn bộ HS sau THCS thông qua việc đa dạng trong hệ thống giáo dục. Năm học 2022 - 2023, TP.HCM có 240 cơ sở giáo dục tuyển sinh lớp 10 THPT với tổng chỉ tiêu lên đến 122.415, bao gồm trường THPT công lập, tư thục, trường có yếu tố nước ngoài, trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX và hệ thống các trường TC, CĐ nghề.

Trong đó, ngoài 72.800 chỉ tiêu vào lớp 10 các trường THPT công lập thông qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thì có gần 50.000 chỉ tiêu của các cơ sở giáo dục tư thục, dân lập, trường có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX và các trường nghề… Những trường này sẽ tuyển HS đã hoàn thành bậc THCS vào học lớp 10 bằng hình thức xét tuyển.

Theo ông Lê Hoài Nam, HS có nhiều cơ hội để lựa chọn hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện gia đình và định hướng nghề nghiệp sau này. Học tiếp lớp 10 các trường THPT công lập chỉ là một trong nhiều lựa chọn. Dù chọn học bất kỳ hướng đi nào, TP luôn đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, hướng học sinh đến mục tiêu phát triển toàn diện. 

Xây dựng tương lai ngay từ THCS cùng SITC

Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn (SITC) định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ THCS, giúp các bạn làm quen với thế giới nghề nghiệp từ bậc trung cấp. Với thời lượng học thực hành lên đến 70% thời gian học, học sinh sẽ tiếp cận thực tế thông qua những chuyến thực tập, kiến tập doanh nghiệp.

Song song, nhà trường xây dựng chương trình giảng dạy văn hoá phổ thông bao gồm 07 môn văn hoá để trang bị kiến thức cho các em tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, nhà trường chú trọng trong trang bị kỹ năng mềm. Các em cũng được trang bị kỹ năng tiếng Anh chuẩn Quốc tế tương đương IELTS 5.0 IELTS 5.0 để sẵn sàng hành trình trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên V.U.C.A.​​​​​​​

Chọn ngành để học, chọn nghề để theo đuổi luôn là chủ đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ với phụ huynh học sinh trong mỗi mùa thi. Bài viết này mang đến cái nhìn tổng quan trong việc định hướng ngành nghề từ bậc THCS. Hiểu rõ mình, hiểu rõ nghề là yếu tố thành công trong con đường phát triển cá nhân.

 

 

 

Nguồn: Báo Thanh niên


Bài viết khác
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chương trình tuyển sinh 2024

Lựa chọn mới, tương lai mới
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
  • TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG
  • SẴN SÀNG CHINH PHỤC CƠ HỘI MỚI
hocsinh

Để có thông tin nhanh nhất!

Đừng bỏ lỡ những sự kiện hoạt động và chương trình học tập của trường
Asset 5