Giáo sư ĐH top 1 châu Á tuyên bố: Làm 3 điều này là bố mẹ đẩy tương lai con vào ngõ cụt, ĐỪNG bao giờ mắc phải sai lầm!​​​​​​​​​​​​​​

- Là cha mẹ, chúng ta cũng phải bắt kịp thời đại, và đừng sử dụng những quan niệm giáo dục lỗi thời hoặc sai lầm để giáo dục con cái. Cha mẹ, ai cũng mong tương lai con trở thành người xuất sắc. Vì vậy, cha mẹ dốc hết thời gian, công sức và cả tiền bạc vào việc nuôi dạy con. Họ đọc nhiều sách, tìm hiểu nhiều phương pháp, tuy nhiên vì hiểu sai bản chất, hoặc đôi khi tham lam phương pháp mà dẫn đến nuôi dạy con sai cách. Từ đó gây nên hậu quả khó lường!​​​​​​​

- Thời gian trước, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa - đại học top 1 Trung Quốc và châu Á đã chỉ ra: Có 3 cạm bẫy trong giáo dục đang dần hủy hoại trẻ em và cha mẹ cần phải cảnh giác!

​​​​​​​

01. Cách nhanh nhất để "xóa bỏ" một đứa trẻ là "giáo dục hạnh phúc"

- Năm 2002,  Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh chương trình cải cách giáo dục theo triết lý "giáo dục hạnh phúc" nhằm ươm mầm tài năng sáng tạo. Chương trình cải cách này thể hiện rõ nhất ở các thay đổi như giảm 30% nội dung chương trình học, không xếp loại học lực, không công bố kết quả học tập... để tạo điều kiện cho trẻ "chơi nhiều hơn học". Nhưng kết quả lại rất tệ. Nhật Bản đã mất 10 năm để chứng minh cách giáo dục này là sai lầm.

- Trước đây khi chưa áp dụng phương pháp giáo dục này, Nhật Bản luôn đứng hàng đầu trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), nhưng khi triển khai "giáo dục hạnh phúc" được vài năm, nước này đã nhanh chóng tụt xuống vị trí thứ 6.

- Những đứa trẻ lớn lên trong nền "giáo dục hạnh phúc" không có tham vọng, không có cảm giác cạnh tranh và không có sự phối hợp với nhau. Trẻ cũng lười biếng và không có ý thức làm việc chăm chỉ.

=> Kết quả là vào năm 2016, Nhật Bản tuyên bố chấm dứt chương trình "giáo dục hạnh phúc" và điều chỉnh là thành phương pháp "tăng cường giáo dục".

​​​​​​​

Thực chất, nhiều cha mẹ đã hiểu sai bản chất của "giáo dục hạnh phúc" khi cho rằng, những gì trẻ muốn làm là bản chất của "giáo dục hạnh phúc". Họ cho rằng bản chất của trẻ cần được giải tỏa, đừng tạo áp lực quá lớn cho trẻ mà hãy trả tự do cho trẻ, để cho trẻ có một tuổi thơ không căng thẳng. Trẻ không thích, không vui, ta không thể ép trẻ được.

Lưu Hoan là một nam ca sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc. Khi nhắc đến con gái, ông luôn kể lại với giọng tiếc nuối: "Con bé rất có năng khiếu âm nhạc. Tôi rất tiếc vì đã không ép con học nhạc khi còn nhỏ, trong khi cảm thụ âm nhạc của nó rất tốt. Đến bây giờ, con bé vẫn còn khả năng nghe rất tốt".

Nam ca sĩ từng cho rằng, bắt ép sẽ khiến con có tuổi thơ không hạnh phúc nhưng giờ đây, ông buồn vì đã làm "thui chột" tài năng của con và cả niềm vui mà con có thể đạt được nếu theo đuổi âm nhạc trong tương lai.

Theo các chuyên gia giáo dục, "hạnh phúc" trong "giáo dục hạnh phúc" không có nghĩa là để trẻ em được vui chơi thả ga mà là để trẻ cảm nhận được niềm vui trong học tập, niềm vui khi tiếp thu kiến thức và khi đạt được thành công sau cùng.

Khi một đứa trẻ không bao giờ bỏ cuộc, tận hưởng sự hài lòng do làm việc chăm chỉ mang lại, cảm nhận niềm tự hào, vinh quang của thành công thì đó mới là bản chất của "giáo dục hạnh phúc".

Chúng ta muốn thực hiện "giáo dục hạnh phúc" cho trẻ em, nhưng chúng ta phải chú ý đến các phương pháp:

- Khi con thất bại, cha mẹ đừng trách mắng con mà hãy động viên con tự đứng dậy, tiếp tục chăm chỉ.

- Khi con muốn bỏ cuộc, cha mẹ có thể giúp con một tay, hỗ trợ để con kiên trì, cùng con đọc sách, khám phá những bí ẩn của thiên nhiên và cùng nhau trải nghiệm niềm hạnh phúc do kiến thức mang lại.

Đây mới chính là cách "giáo dục hạnh phúc" đúng đắn.

02. Cho con tự do bằng "buông lỏng"? Vậy thì bạn sai rồi!

- Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, cho con tự do là "hoàn toàn thả rông, buông lỏng" và nên tôn trọng bản chất của trẻ, để đứa trẻ lớn lên một cách tự do, tự tại, không gò bó. Đây là cách hiểu sai hoàn toàn.

- Thực chất, cho con tự do là sự kết hợp giữa "buông lỏng" và "nuôi dạy". Chúng ta "buông lỏng" - nghĩa là học cách tôn trọng, giao quyền cho trẻ một cách thích hợp, không bám sát trẻ từng li từng ti, không trói buộc trẻ vào một cái khuôn mẫu cố định. Có rất nhiều điều cha mẹ có thể cho phép trẻ tự quyết định.

- Còn "nuôi dạy" nghĩa là phải quan tâm đến việc giáo dục tri thức, tu dưỡng đạo đức, hình thành nhân cách cho trẻ. Ta phải đặt ra quy tắc để trẻ biết nguyên tắc, chừng mực.

=> Giáo dục cần linh hoạt, có "buông lỏng" và "nuôi dạy", chứ không phải cứ "buông lỏng" rồi không "hỗ trợ". Hậu quả sau cùng là trẻ nghĩ mình là trung tâm của thế giới và chẳng để tâm đến gì, chẳng làm được gì.

​​​​​​​

03. Tin rằng thành công không liên quan đến học vấn là đang làm hại trẻ

- Trong thời đại phát triển như vũ bão này, thời đại của trí tuệ nhân tạo thì bằng cấp học vấn là bước đệm đầu tiên dẫn đến thành công! Thời đại dựa vào may mắn và mạnh dạn để đạt được thành công đã qua từ lâu. Trình độ học vấn là nền tảng của thành công, đây là sự thật không thể bàn cãi.

- Đừng đánh lừa con cái bằng lý thuyết "đọc sách là vô ích". Đọc sách thật sự rất khó, rất mệt. Không phải cũng có hứng thú đọc sách, nhưng nếu hôm nay bạn không chịu được sự khổ luyện của việc đọc sách thì ngày mai bạn sẽ phải nếm trải sự khó khăn của thế giới! Thời thế đang thay đổi và các yêu cầu đối với con cái cũng thay đổi. Vì vậy phương hướng nuôi dạy con cái phải được điều chỉnh liên tục. Nhiều khái niệm nuôi dạy con cái phải được lặp lại hoặc đưa ra những định nghĩa mới.

 Là cha mẹ, chúng ta cũng phải bắt kịp thời đại, và đừng sử dụng những quan niệm giáo dục lỗi thời hoặc sai lầm để giáo dục con cái. Điều này sẽ khiến cuộc sống của trẻ bị trì trệ...

 

 

 

Nguồn: CAFEF

Thanh Hương

#Pháp luật và bạn đọc


Bài viết khác
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chương trình tuyển sinh 2024

Lựa chọn mới, tương lai mới
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
  • TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG
  • SẴN SÀNG CHINH PHỤC CƠ HỘI MỚI
hocsinh

Để có thông tin nhanh nhất!

Đừng bỏ lỡ những sự kiện hoạt động và chương trình học tập của trường
Asset 5