Chọn đúng nghề - bài toán thật sự quan trọng mà mỗi con người chúng ta đều cần phải tìm ra cho mình đáp án, nhất là các em học sinh lớp 12. Đáp án đúng, cuộc đời sẽ nở hoa. Đáp án sai, chúng ta buộc phải làm lại từ đầu. Thế nhưng, ở độ tuổi 18, hầu hết các bạn còn rất lúng túng và mơ hồ trước quyết định của mình, không dám chắc nghề mình định chọn có phải là nghề phù hợp với mình hay không, các em thiếu thông tin cần thiết để làm cơ sở trước khi ra quyết định.

Vậy các bạn học sinh cần làm gì để xác định được hướng đi nghề nghiệp phù hợp nhất cho bản thân mình?

Nguyên tắc: Chọn ngành nghề trước khi chọn trường

Trong quá trình chọn nguyện vọng thi đại học - cao đẳng, một số học sinh thường có xu hướng chọn trường trước, sau đó mới chọn ngành. Hệ quả là nhiều bạn cảm thấy ngành mình học không phù hợp và đứng giữa quyết định khó nhằn ở giai đoạn năm hai, năm ba: bỏ ngang ngành mình đang học để bắt đầu lại hay gắng gượng vì nuối tiếc công sức phấn đấu suốt một thời gian dài.

Vì vậy, việc chọn ngành nên được ưu tiên thực hiện trước khi chọn trường để hạn chế những rủi ro trong tương lai.

Các em thích nghề gì? Thích làm gì trong tương lai?

Các em học sinh phải nhận biết mình thích gì, ước mơ gì, muốn trở thành ai trong tương lai. Thầy cô, cha mẹ có thể giúp các em trong việc định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, các em phải là người có trách nhiệm lớn nhất trong việc hiểu bản thân mình thật sự muốn gì. Bởi các em thật sự cần gì, muốn gì, chỉ có bản thân mình biết rõ nhất. Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, các em hãy bắt đầu từ sở thích (ưu tiên cho những sở trường như viết, vẽ, âm nhạc…) hoặc dựa trên những môn học mà các em yêu thích. Sau đó chọn ra những nghề nào thích hợp nhất với từng năng khiếu và môn học đó.

 

Tải: Danh sách các trường Trung cấp theo từng ngành

 

Đánh giá năng lực bản thân

Cách 1: So sánh bản thân có điều gì khác so với bạn bè cùng trang lứa.

Cách 2: Xâu chuỗi lại những điều mình đã làm tốt nhất trong quá khứ, những cuộc thi mình đoạt giải hoặc mọi người hay khen mình điều gì nhất...

Cách 3: Làm bài kiểm tra sinh trắc học dấu vân tay hay các bài kiểm tra đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó sẽ biết thế mạnh tư chất của mình là gì. Mỗi tư chất sẽ ứng với một nhóm nghề.

Cách 4: Phỏng vấn những người thân cận, bạn bè, thầy cô và yêu cầu họ nhận xét chi tiết bản thân mình. Xâu chuỗi các lời nhận xét, tìm ra đặc điểm chung của lời nhận xét đó, có thể bạn sẽ tìm ra thế mạnh cốt lõi của mình.

Cách 5: Làm các trắc nghiệm tâm lý. Mỗi trắc nghiệm sẽ cho biết độ mạnh của một năng lực nào đó.

Cách 6: Cọ xát thực tế. Ví dụ, muốn biết mình có khả năng làm MC hay không, bạn phải cầm micro. Muốn biết có khả năng nấu ăn hay không, bạn "phải lăn vào bếp". Muốn biết mình có khả năng kinh doanh hay không, phải thử bán hàng. Muốn biết có khả năng lãnh đạo hay không, bạn phải thử làm lớp trưởng, lớp phó, bí thư, chủ nhiệm câu lạc bộ...

Xác định điều kiện của bản thân và gia đình

Một bước quan trọng khác của việc chọn ngành, chọn nghề chính là xác định nguồn lực bản thân, bao gồm: tài chính, sức khỏe và các điều kiện đặc biệt của gia đình. Ví dụ như gia đình các em khó khăn thì học phí cũng là một vấn đề, trở ngại lớn cần được cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định.

Xem xét nhu cầu của thị trường

Dù rằng các em đã chọn được cho mình một ngành học phù hợp năng lực, sở thích, điều kiện gia đình nhưng nhu cầu nguồn lao động của ngành nghề này đang có xu hướng giảm thì cần phải xem xét lại. Có nhiều ngành bây giờ có thể đang “hot” nhưng trong vòng 3 – 4 năm nữa lại thừa nhân lực. Vậy nên, các em cần tham khảo các lời khuyên từ chuyên gia đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực thông qua các chuyên đề, hội thảo, báo cáo trên internet.


Bài viết khác
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chương trình tuyển sinh 2024

Lựa chọn mới, tương lai mới
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
  • TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG
  • SẴN SÀNG CHINH PHỤC CƠ HỘI MỚI
hocsinh

Để có thông tin nhanh nhất!

Đừng bỏ lỡ những sự kiện hoạt động và chương trình học tập của trường
Asset 5