Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thì kỹ năng mềm trở thành một điều kiện đủ để học sinh, sinh viên có thể tạo dựng được cuộc sống và bước vào thế giới nghề nghiệp trong tương lai. Theo khảo sát từ thống kê chung của các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, ứng viên không chỉ gây ấn tượng bằng những chứng nhận bằng cấp mà còn bởi thái độ và kỹ năng hành xử với nhà tuyển dụng. Dù trong thời đại nào, 03 khía cạnh: Kiến thức – kỹ năng và thái độ chưa khi nào là dư thừa.

Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”.

Cùng tìm hiểu chương trình đào tạo tại SITC sẽ giảng dạy và rèn luyện cho học sinh kỹ năng mềm như thế nào?

Tại trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn (SITC), bên cạnh việc đảm bảo chất lượng đào tạo với chương trình văn hoá, nghiệp vụ ngành nghề,....nhà trường chú trọng trang bị kỹ năng mềm và tiếng Anh chuẩn Quốc tế cho học sinh.

Ngay từ học kỳ đầu tiên, các bạn được học môn Kỹ năng học tập, một môn học bổ trợ cho học sinh các kỹ năng cần thiết trong việc xử lý các tình huống hằng ngày. Trong đó, kỹ năng thuyết trình, làm việc đội nhóm là một chủ đề quan trọng của môn Kỹ năng học tập.

                          Học sinh SITC giải quyết tình huống khi gặp mâu thuẫn trong làm việc đội nhóm

Kỹ năng mềm là gì? Tại sao học sinh cần bổ trợ kỹ năng mềm?

Kỹ năng mềm hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…

Học sinh cần bổ trợ kỹ năng mềm bởi vì nó góp phần cần thiết trong quá trình học tập và phát triển. Quan trọng hơn kỹ năng mềm có khả năng quyết định tới 75% thành công, trong khi kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) chỉ chiếm 25% trong quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp.

Thầy giáo và nhóm thuyết trình đang lắng nghe câu hỏi từ các bạn học sinh dành cho nhóm trình bày trong việc xử lý tình huống

Kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm quan trọng như thế nào?

Trong bản đồ nghề nghiệp, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đến kỹ năng làm việc nhóm. Vì vậy, việc giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên sẽ dẫn đến kết nối đội nhóm, giải quyết vấn đề và giúp cho cá nhân, doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Trong học tập, khả năng làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp cho việc học trở nên dễ dàng hơn. Khi làm việc nhóm các bạn sẽ được đưa ra ý tưởng, đánh giá và chọn lọc nguồn thông tin để từ đó đề xuất nhiều giải pháp khác nhau. Ngoài ra các bạn học sinh luôn được học hỏi từ những người bạn xung quanh để mở rộng thế giới kiến thức của mình.

Học sinh SITC tự tin trước đám đông khi trình bày ý tưởng và bảo vệ quan điểm của mình.

Vừa qua các bạn học sinh khóa 2022 tại SITC đã có buổi thi kết thúc môn Kỹ năng học tập ấn tượng, vượt qua rào cản bản thân trình bày ý tưởng bảo vệ quan điểm trước lớp, thầy cô. Với chủ đề ‘’ Kỹ năng thuyết trình, giải quyết tình huống khi làm việc nhóm’’ – một chủ đề mới lạ với các bạn học sinh chuyển từ THCS lên một bậc học mới. Ngoài ra đây cũng là lần đầu tiên các bạn học sinh làm việc nhóm cùng nhau với những khó khăn nhất định khi mỗi bạn có một cá tính, một sắc màu riêng và chưa từng tiếp xúc với PowerPoint. Việc phân chia nhiệm vụ, cách thức trao đổi khi làm bài, ghi nhận ý kiến của từng thành viên cũng là trở ngại đối với các bạn.

                                                      Tự tin hơn mỗi ngày qua từng môn học tại SITC

Ngoài ra với việc đứng trước lớp để trình bày ý tưởng cũng là khó khăn không nhỏ với các bạn vì tâm lý sợ trình bày trước đám đông. Bạn Thanh Thúy chia sẻ trong buổi thuyết trình: ‘’Điều khó khăn nhất với em trong quá trình làm bài là các thành viên chưa hiểu được ý của nhau. Có bạn thì hướng ngoại có bạn lại hướng nội nên việc giao tiếp cũng trở nên khó khăn lúc đầu. Sau buổi thuyết trình và giải quyết tình huống, em học được rằng việc nhận thông tin và luôn theo dõi tiến độ làm việc của từng thành viên thật sự quan trọng, vì có theo dõi chúng ta mới biết bạn mình đang gặp phải vấn đề gì để hỗ trợ kịp thời và giúp cho bài tập được hoàn thiện một cách tốt nhất.’’

 


Bài viết khác
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chương trình tuyển sinh 2024

Lựa chọn mới, tương lai mới
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
  • TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG
  • SẴN SÀNG CHINH PHỤC CƠ HỘI MỚI
hocsinh

Để có thông tin nhanh nhất!

Đừng bỏ lỡ những sự kiện hoạt động và chương trình học tập của trường
Asset 5