​​​​​​​
Phụ huynh, học sinh tham gia chương trình tư vấn và hướng nghiệp, du học tại Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn (SITC).

Đó là nhận định của các chuyên gia tư vấn trong chương trình “Tuyển sinh, hướng nghiệp học sinh sau THCS” tại Trường THCS Lý Thánh Tông (Q.8, TP.HCM) mới đây. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của nhiều đơn vị khác. Tại chương trình, các em học sinh đã được các chuyên gia tư vấn về cách chọn nghề để tìm công việc như ý sau khi ra trường.

Theo bà Nguyễn Đặng An Long (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM), các trường THPT công lập sẽ có 2 hình thức xét tuyển, đó là: Tuyển thẳng và thi tuyển. Đối tượng tuyển thẳng là những em học sinh khuyết tật (có chứng nhận của chính quyền địa phương); học sinh đoạt giải cấp quốc gia, quốc tế về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. “Sau khi nộp hồ sơ tuyển thẳng, Sở GD-ĐT sẽ xem xét và chọn ngôi trường phù hợp với năng lực của các em. Nếu đồng ý thì theo học, còn không đồng ý các em có thể thi tuyển để chọn ngôi trường mà mình mong muốn”, bà An Long cho biết.

Tại chương trình, em Trần Thanh Thảo (lớp 9) thắc mắc: “Em muốn làm ca sĩ nhưng không biết nên chọn trường nào?”. Trả lời câu hỏi này, ThS. Đỗ Hữu Khoa (đại diện Trường Trung cấp Công nghê Thông tin Sài Gòn - SITC) cho biết hiện nay có rất nhiều học sinh chọn sai trường, sai nghề. Việc này khiến chúng ta mất nhiều thời gian, tiền bạc nhưng ra trường lại thất nghiệp. Do đó, muốn chọn nghề phải dựa vào năng lực. Riêng nghề ca sĩ, bản thân phải có ngoại hình, kỹ năng biểu diễn, chất giọng tốt kèm theo đó là nhiều yếu tố khác như sự tự tin, bản lĩnh làm chủ sân khấu... “Chúng ta đừng lẫn lộn giữa mơ và thực. Nếu không có khả năng thì dù có cố gắng cũng không làm được nghề này”, ông Khoa lưu ý. Bổ sung thêm cho câu trả lời trên, GS.TS Vũ Gia Hiền (chuyên gia tư vấn tâm lý hướng nghiệp) cho biết: “Nếu muốn học làm ca sĩ, các em có thể học tại Nhạc viện TP.HCM vì nơi đây có tuyển sinh đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS. Mỗi nghề có những thử thách riêng. Do đó, chúng ta phải cân nhắc để có thể theo đuổi lâu dài”.

Trước những chia sẻ trên, một số em học sinh cũng bày tỏ lo lắng khi bản thân không có khả năng để học ở các trường chuyên nhưng cha mẹ lại mong muốn con đậu vào đó. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các em, bà Nguyễn Đặng An Long trấn an: “Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có được một ngôi trường học tập tốt nhưng nhiều em lại không đáp ứng được. Chính vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta nên chia sẻ tâm tư nguyện vọng của mình để cha mẹ thấu hiểu. Nếu trường hợp không được đồng ý thì cứ đi thi theo ý của cha mẹ, đậu thì học còn không đậu thì chọn trường bình thường, sau đó lên Đại học cố gắng hết mình để chứng minh cho cha mẹ thấy được sự lựa chọn của mình là đúng”.

Mặc dù đã đến giai đoạn “nước rút” nhưng một số học sinh vẫn chưa xác định được mình thích gì, học trường nào. Ông Hiền nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cha mẹ lo lắng cho con quá nhiều dẫn đến việc các em thiếu đi kiến thức xã hội. Vì vậy, để khắc phục, từ nay đến hết năm học các em nên học thật tốt để đạt điểm cao. Như vậy bản thân sẽ thấy tự tin hơn. Ngoài ra, các em có thể tự trau dồi kiến thức bằng cách đọc sách, báo hoặc tham khảo ý kiến từ thầy cô giáo chủ nhiệm để có được sự lựa chọn đúng đắn.


Bài viết khác
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chương trình tuyển sinh 2024

Lựa chọn mới, tương lai mới
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HIỆN ĐẠI
  • TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG
  • SẴN SÀNG CHINH PHỤC CƠ HỘI MỚI
hocsinh

Để có thông tin nhanh nhất!

Đừng bỏ lỡ những sự kiện hoạt động và chương trình học tập của trường
Asset 5